Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

NHỮNG CÂU HỎI CHƯA ĐƯỢC GIẢI ĐÁP


NHỮNG CÂU HỎI 
CHƯA ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

                                                   LÊ THANH LONG

Truyện Kiều đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều nhà Kiều học, rất nhiều học giả để tâm nghiên cứu, đi sâu vào từng ngõ ngách để bình luận, giải thích. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp.
1.Câu hỏi thứ nhất: Tại sao Tú Bà lại phải đưa Thúy Kiều đi “khóa xuân” ở xa thành Lâm Tri đến như vậy?
Thành Lâm Tri của Sơn Đông theo ông Đổng Văn Thành, GS. Trung Quốc cách biển tới 150 dặm, tức 75 km.
Lầu Ngưng Bích theo mô tả của Nguyễn Du ở một nơi rất thoáng đãng nhìn xa xa thấy núi, trăng và núi như ở gần nhau “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Ở lầu Ngưng Bích nhìn ra “Bốn bề bát ngát xa trông”, nhìn thấy những cồn cát, những con đường xa tít tắp cuốn bụi “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.
Và nữa, vào những buổi “chiều hôm” nhìn thấy những những con “thuyền” “thấp thoáng cánh buồm” ở phía “xa xa” “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Nhìn thấy những “ngọn nước” sông Tiền Đường đang hòa vào với nước biển “mới sa” “Buồn trông ngọn nước mới sa”.
Lại nữa, nhìn thấy những “nội cỏ” mới mọc lại “dàu dàu”. Nội cỏ mênh mông một màu xanh, nhìn xa như thể “chân mây mặt đất” hòa với nhau thành một màu “xanh xanh” “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
Cửa vịnh Hàng Châu nơi sông Tiền Đường đổ ra biển có chiều rộng tới 100km. Cửa sông Tiền Đường có dạng hình phễu và thu hẹp đột ngột khiến sóng biển trở nên vô cùng hung tợn, nếu chúng ập sâu vào trong đất liền, khi thủy triều dâng, tạo ra một cảnh tượng vô cùng hùng vĩ.
Ở lầu Ngưng Bích nhìn ra chỗ sông Tiền Đường thu hẹp có một con thác, dưới là “duềnh” nước, vụng nước. Khi thủy triều dâng tạo ra những con sóng lớn cuồn cuộn ập vào chỗ vụng nước hẹp tạo ra những luồng gió cuốn trên mặt duềnh, sóng đập vào bờ kêu “ầm ầm” vang cả đến nơi Kiều đang ngồi “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

2. Câu hỏi thứ hai: Có phải Tú Bà đã dự tính trước, bày ra một cuộc chạy trốn để đưa Kiều vào bẫy? Vì vậy phải tạo ra một khoảng không gian rừng núi xa như vậy, để Sở Khanh giả vờ đưa Kiều đi trốn, rồi Tú Bà đón đường bắt lại.
3. Câu hỏi thứ ba: Lầu Ngưng Bích có phải ở Hàng Châu không? Sông Tiền Đường chảy qua Hàng Châu, Hàng Châu ở gần cửa bể.
4. Câu hỏi thứ tư: Có phải Tú Bà thuê lầu Ngưng Bích ở Hàng Châu, để bày ra cuộc chạy trốn? Hoặc Tú Bà có một lầu Ngưng Bích ở Hàng Châu để hành nghề? Đưa các công tử giầu sang và gái bán hoa tới đó để du lịch, ăn chơi.
                                                  Hà Nội ngày 23.4.2020
                                                   LÊ THANH LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét