LÊ THANH LONG
Hãy
trả lại ý nghĩa đích thực cho câu ca dao
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
Một câu ca dao, có thể từ đời sống thực tế
mà khái quát nên, nhằm chuyển tải một nội dung giáo dục, răn dạy hay một triết
lý sống, có khi khái quát thành một quan niệm sống của cả một thời đại, trong một
khoảng thời gian khá dài.
Ngược lại, cũng có khi từ một câu ca dao
có tính khái quát cao, lại được gán ghép cho những sự kiện lịch sử cụ thể, thậm
chí là một tên người cụ thể, hợp với câu ca dao sẵn có từ trước đó.
Một trong những câu ca dao hay cả về ý lẫn
lời, thâm thúy và sâu sắc rơi vào tình trạng trên, đó là câu ca dao:
“Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
Người
ta không còn chú ý tới ý nghĩa đích thực của câu ca dao, mà chỉ chú ý tới xuất
xứ của nó.
Trên mạng Internet hiện nay (2013), có vô
số bài viết về xuất xứ của câu ca dao này. Nhưng những tư liệu và cứ liệu đưa
ra đều không được chứng minh bằng sử liệu hay bằng những tài liệu chính thống
tin cậy, thậm chí mang tính chất thần thoại, hoang đường. Trong lịch sử xuất hiện
nhiều giai thoại. Đó là những tập truyền, là lời truyền khẩu về một câu chuyện
đã xẩy ra từ trước, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dần dần in
sâu vào tâm trí mọi người. Một giai thoại kiểu như thế đang được lưu truyền.
Khi hỏi về nguồn gốc và xuất xứ của hai
câu ca dao trên, những ai có dịp ghé thăm Côn Đảo, được hướng dẫn vào thăm một
ngôi miếu. Ở đó, các hướng dẫn viên giới thiệu nơi đây đang thờ một bà vợ của
vua Gia Long, có nguồn gốc từ một câu chuyện
của người phụ nữ có tên là Lê Thị Răm?!
Đó là vào năm 1783, sau khi bị quân Tây
Sơn truy đuổi gắt gao, Nguyễn Ánh mang cả vợ con và đoàn tùy tùng của mình chạy
ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả
là Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện thông qua giám mục Bá Đa Lộc. Bà Phi Yến,
tên thật là Lê Thị Răm – là vợ thứ của Nguyễn Ánh, đã can ngăn chồng, đừng làm
việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Ánh chẳng những không nghe lời khuyên của bà
mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với Tây Sơn, nên định giết bà. Nhưng nhờ
quân sĩ can xin (?), nên Nguyễn Ánh nhốt bà vào một hang đá trên đảo, về sau ngọn
núi này được gọi là núi Bà. Ít lâu sau Nguyễn Ánh rời Côn Sơn, có một hoàng tử
tên là Cải, còn có tên là hoàng tử Hội An, con của bà Răm, lúc đó mới 4 tuổi,
đòi mẹ đi theo cùng. Trong cơn tức giận, cho rằng con trai mình cũng là dòng phản
phúc, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi biển Cỏ
Ông, được dân làng mang chôn cất tử tế. Bà Phi Yến sau đó được một con vượn và
một con hổ cứu ra khỏi hang, và về chung sống với dân làng. Một lần, sau khi bị
kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng…!
Theo sách Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nguyễn
Ánh có tất cả 21 bà vợ,18 hoàng tử và 18 hoàng nữ, nhưng không thấy có ai là
Răm hay Cải (Hội An) cả. Trong thời gian bôn tẩu, Nguyễn Ánh chưa ban tên thụy
cho một ai, vì lý do đơn gian là ông chưa phải là vua, vì thế không thể có chuyện
ông ban tên thụy là Phi Yến cho bà Răm được. Điều quan trọng hơn là theo tác giả
Đinh Văn Hạnh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin – Bà Rịa Vũng Tầu trên một
bài viết, cũng phổ biến trên tạp chí X&N đã chứng minh rằng: Nguyễn Ánh
chưa bao giờ đặt chân đến Côn Đảo, mặc dù sự kiện Nguyễn Ánh đến tá túc tại Côn
Đảo đã được các nhà viết sử nhà Nguyễn chép lại, nhưng lại ghi thêm là “chỉ
nghe kể chép lại”!
“Sự nghi ngờ về sự kiện lịch sử ghi trong
“Đại Nam thực lục” đã có từ những năm 40 của thế kỷ trước. Thời điểm đó tạp chí
Tri Tân đặt ra tranh luận và giải quyết (Số 67 – 7 October 1942)… Họ đã đưa ra
được những chứng cứ thuyết phục, kể cả việc phủ nhận tên gọi núi Chúa ở Côn Đảo,
không liên quan gì đến Nguyễn Ánh cả. Nhưng những tác giả trên tạp chí Tri Tân
cũng chỉ là người đi sau. Sự nhầm lẫn của các sử gia triều Nguyễn, chép lại quá
trình bôn ba của Nguyễn Ánh đã được sử gia người Pháp Ch. Maybon đính
chính rất rõ ràng trong cuốn Histoire moderne du d’ Annam, 1582 – 1820 (Pái.
Plon, 1919), rằng đảo Côn Lôn vốn chỉ được “nghe kể chép lại” trong “Đại Nam thực
lục” chính là đảo Cổ Long (Koh Kong), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia,
gần vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc, chứ không phải đảo Côn Lôn – Côn Đảo, mà mọi
người đã biết. Đây chỉ là sự lầm lẫn, khi chuyển chữ Koh Kong sang Hán tự.
Trong gần 10 năm bị Tây Sơn truy lùng gắt gao nhất, Nguyễn Ánh chưa từng và
cũng không đủ sức chạy ra Côn Đảo. Nguyễn Ánh lên làm vua và cho đến khi qua đời
mà chưa một lần đến Côn Đảo…”
Như thế đã rõ, Nguyễn Ánh không có ai là
vợ tên Lê Thị Răm, cũng không có con là hoàng tử Cải, quan trọng nhất là ông ta
chưa từng đặt chân đến Côn Đảo. Như vậy câu chuyện có liên quan đến sự kiện lịch
sử ở trên chắc chắn là câu chuyện không có thật. Trong giai thoại này, để cho
người nghe dễ tin là thật, người ta đã lồng người tên Răm trùng với tên rau răm
và tên Cải trùng với tên rau cải, trong câu chuyện có thật trong lịch sử là
Nguyễn Ánh.
Đền thờ bà Phi Yến, tương truyền là đền
thờ một vị thánh thần nào đó của Côn Đảo, được dựng và thờ phụng từ nhiều năm
trước đó. Đền thờ vị thần thánh nào thì không có tài liệu chính xác để xác
minh, vì những năm gần đây, người ta vẫn cho rằng nơi đó là đền thờ bà Phi Yến
và quên đi giá trị thật của ngôi đền đó.
Có người cho rằng, các sử gia nhà Nguyễn đã cố tình giấu nhẹm sự kiện này. Nhưng câu chuyện "Gia Long cõng rắn cắn gà nhà" thì người dân Việt Nam ai chả biết. Chắc chắn câu chuyện "truyền thuyết" quá cụ thể như vậy, chỉ có thể có, sau triều đại nhà Nguyễn. Truyền thuyết thì vẫn chỉ là truyền thuyết.
Xét đến cùng, thì cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao đều không khớp với câu chuyện truyền thuyết. Hoàng tử Cải thì chết - "Gió đưa cây cải về trời". Còn Lê Thị Răm cũng chết, chứ không phải "Rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Mà việc gì Lê thị Răm lại phải "chịu lời đắng cay" cho hoàng tử Cải?! Ngược lại, người gây ra sai trái là Gia Long thì vẫn sống và làm vua nhiều năm sau đó. Câu ca dao và câu chuyện truyền thuyết chẳng khác gì "râu ông nọ cắm cằm bà kia".
Xét đến cùng, thì cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao đều không khớp với câu chuyện truyền thuyết. Hoàng tử Cải thì chết - "Gió đưa cây cải về trời". Còn Lê Thị Răm cũng chết, chứ không phải "Rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Mà việc gì Lê thị Răm lại phải "chịu lời đắng cay" cho hoàng tử Cải?! Ngược lại, người gây ra sai trái là Gia Long thì vẫn sống và làm vua nhiều năm sau đó. Câu ca dao và câu chuyện truyền thuyết chẳng khác gì "râu ông nọ cắm cằm bà kia".
Gắn câu ca dao với một câu chuyện cụ thể,
mà câu chuyện lại không có thật, làm mất đi hoặc làm hạn chế tính chất khái
quát, tính nhân văn và tính giáo dục của câu ca dao.
Cần phải trả lại ý nghĩa đích thực cho
câu ca dao trên!
Theo suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, câu
ca dao:
“Gió đua cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
chỉ
là dị bản thứ hai, sau này mới có. Câu ca dao nguyên bản, cổ hơn nữa là câu:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Hai
câu ca dao chỉ khác nhau mỗi một từ là “lời” hoặc “đời”, nhưng khác hẳn nhau về
ý nghĩa. Ông cha ta muốn nói cái gì đây? Chúng tôi sẽ bình luận hai câu ca dao
này ở trong bài viết tiếp theo.
Sủa lại 8h ngày 03 tháng 4 năm 2013
Sủa lại 8h ngày 03 tháng 4 năm 2013
Bài viết rất có giá trị về lịch sử. Đừng bôi nhọ hoặc xuyên tạc lịch sử
Trả lờiXóa