Mẹ
ngồi đếm lá
Những chiều buông
Lối về chùa trong
Còng còng dáng mẹ
Vuông vức mảnh vá trên lưng áo
Như mảnh ruộng giữa đồng ngày nào
Mẹ vun trồng cấy hái.
Hai thế kỷ trên vai
Nhẹ tênh như gánh lá đầy vơi
Mẹ đặt quang ngồi đếm
Chẳng nhầm, chẳng lẫn
Vẫn đủ chục, đủ trăm
Mẹ nâng niu vuốt ve từng lá
Những chiều buông!
Tác
giả: Nguyễn Thanh Long
Lời
bình: Lê Thanh Long
hơ tự do từ trước năm 1975 là loại hình thơ có hình tượng,
biểu tượng nhưng vẫn còn dễ hiểu, có vần điệu, nhạc tính… Sau năm 1975 quan điểm
về thơ tự do dần dần thay đổi theo trào lưu thơ thế giới. Ngày nay thơ tự do được
gắn cho nhiều cái tên như thơ Hiện đại, thơ Hậu hiện đại… Nói chung sự đổi mới
của thơ ngày nay chủ yếu là đi tìm cái lạ, cái mới… bỏ qua hết thảy các tiêu
chí của thơ trước đây như bỏ vần điệu, bỏ nhạc tính, bỏ qua cả văn phạm chấm,
phẩy, cách kết cấu câu thơ… nghĩa là hoàn toàn tự do trong suy nghĩ, cảm hứng
và sáng tác.
Thơ tự do ngày nay
đề cao ý nghĩa sâu xa của bài thơ, tạo ra những nét khác lạ, khó hiểu để tạo ra
tâm lí cho độc giả khi hiểu ra, sẽ có cảm giác thích thú. Chính vì khó hiểu,
nên người đọc “nản chí” với thơ tự do và thường bỏ qua không đọc.
Bài thơ “Mẹ ngồi đếm lá” của Nguyễn Thanh Long
thuộc loại hình thơ tự do hiện đại, bài thơ đã được đăng trong báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) số
32 ngày 10/5/2013, trang 21.
Khổ thơ đầu nói về
người mẹ nông thôn bình dị:
Những chiều buông
Lối về chùa trong
Còng còng dáng mẹ
Vuông vức mảnh vá trên
lưng áo
Như mảnh ruộng giữa đồng
ngày nào
Mẹ vun trồng cấy hái.
Hàng ngày vào “những buổi chiều” ánh nắng mặt trời dần
tắt “buông“ những tia nắng cuối cùng
xuống con đường “trong” “lối về chùa”, người ta lại thấy một bà “mẹ” “dáng còng còng”, trên lưng tấm áo
đã cũ có một mảnh vá “vuông vức” “như mảnh ruộng giữa đồng ngày nào” mà “mẹ từng vun trồng cấy hái”. Diễn tả đoạn
thơ ra như vậy để thấy đoạn thơ cũng không có gì là khó hiểu.
Nhưng đoạn thơ này
muốn nói lên điều gì? Bà mẹ thời trẻ là
nông dân ở nông thôn đã từng “vun trồng cấy
hái” để nuôi những đứa con khôn lớn, bây giờ mẹ đã già yếu “dáng” “còng còng”, nhưng vẫn tự mình vá
áo cho mình “mảnh vá” vẫn “vuông vức”, chứng tỏ mắt mẹ vẫn còn
tinh tường, minh mẫm. Những đứa con của mẹ bây giờ ở đâu để mẹ phải tự vá áo, sống
cuộc sống thanh bạch, bần hàn và hàng ngày mẹ vẫn gánh lá đi bán, rồi mỗi khi “chiều buông” mẹ lại xuất hiện “trong lối về chùa”. Mẹ “về” chùa chứ không phải mẹ đến chùa. Có
thể mẹ vẫn có nhà, nhưng mẹ lại muốn sống ở chùa. Vậy mẹ sống ở chùa để làm gì?
Không khó khăn lắm chúng ta cũng hiểu ra được ý tác giả là mẹ ở chùa để hàng
ngày mẹ cầu nguyện cho người chồng và những đứa con của mẹ đã hy sinh được siêu
thoát, tìm thấy sự thanh thản, yên bình trong màn sương khói của tiếng mõ tụng
kinh và vòng tràng hạt.
Đoạn thơ thứ hai:
Hai thế kỷ trên vai
Nhẹ tênh như gánh lá đầy vơi
Mẹ đặt quang ngồi đếm
Chẳng nhầm, chẳng lẫn
Vẫn đủ chục, đủ trăm
Mẹ nâng niu vuốt ve từng lá
Những chiều buông!
Mẹ đã sống xuyên
qua “hai thế kỷ”, hai cuộc chiến
tranh đè nặng “trên” đôi “vai” nhỏ bé, những bà mẹ Việt Nam đã vượt
qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại một cách “nhẹ tênh như gánh lá” cũng như mẹ đã từng “gánh” vác công việc nuôi những đứa con do mẹ sinh ra khôn lớn bằng
“gánh lá” vô cùng vất vả “đầy vơi”.
Tác giả không nói rõ loại lá nào: lá trầu không, lá dong, lá sen, lá chuối… đó
là chiếc lá hình tượng như chiếc lá “diêu bông” của Hoàng Cầm.
Mẹ đặt quang ngồi đếm
Chẳng nhầm, chẳng lẫn
Vẫn đủ chục, đủ trăm
Mẹ vẫn minh mẫn,
tinh tường, không nhầm lẫn, mẹ vẫn xếp những tệp lá ngay ngắn, “đủ chục, đủ trăm”.
Mẹ cũng không nhầm
lẫn khi để chồng con ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, đến bây giờ dù đã
già yếu mẹ vẫn tỉnh táo minh mẫn trong suy nghĩ và hành động như trước đây khi
để chồng con ra chiến trận và bây giờ vẫn tin tưởng vào việc làm đúng đắn của
mình.
Giờ đây mẹ vẫn
nâng niu trân trọng hành động yêu nước của chồng, của con, vuốt ve những chiếc
lá đã nuôi những đứa con khôn lớn, như từng vuốt ve yêu mến những người thân
yêu, họ còn sống mãi trong lòng những người mẹ, người vợ Việt Nam, đối với mẹ
những người chồng, người con hy sinh cho Tổ quốc, cho đất nước là vinh quang,
là bất diệt:
Mẹ nâng niu vuốt ve từng lá
Những chiều buông!
Sự lặp lại của câu thơ đầu "Nhưng chiều buông" ở cuối bài, mô tả cuộc sống vẫn tiếp diễn, dù nó có xẩy ra thế nào đi chăng nữa thì con người ta vẫn cứ phải sống, phấn đấu và tồn tại.
Bài thơ “Mẹ ngồi đếm lá” lời thơ giản dị, nhưng
hàm chứa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và sự hy sinh cao cả của những bà mẹ Việt
Nam chân chất, anh hùng.
Nguyễn Thanh Long
sinh năm 1941, là một nhiếp ảnh gia khoa học. Anh đến với thơ ca cũng đã hơn chục
năm, đã xuất bản được ba tập thơ: Trăng Tích Giang (NXB Hội Nhà văn, 2008, Vòng
trăng con gái (NXB Hội Nhà Văn, 2010), Nẻo trăng về (NXB Hội Nhà văn, 2012). Thơ anh đa phần là thơ tự do, có chiều sâu và mang
tính sáng tạo, tìm tòi thể hiện.
Chúc anh có nhiều
bài thơ, tập thơ hay, sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
Hà Nội ngày 09/12/2016
Lê Thanh Long
Chủ tịch Thi đàn Bình thơ Trường Xuân Việt Nam
ĐT: 01292.098.772